-->

Đánh giá các đặc tính hóa học và đặc tính lưu biến của vỏ thanh long (Hylocereus undatus) Phần 6

KẾT QUẢ (Phân tích hóa học)

Từ quan điểm sinh lý học, chất xơ thực phẩm nói chung có các đặc tính như giảm thời gian vận chuyển trong đường ruột và tăng số lượng phân; nó được lên men bằng vi khuẩn; nó làm giảm tổng lượng máu và/hoặc mức cholesterol LDL; nó làm giảm glucose máu sau bữa ăn và/hoặc mức insulin, góp phần làm giảm nguy cơ các rối loạn mãn tính, ví dụ như bệnh mạch vành, tiểu đường, béo phì và một số dạng ung thư [28, 29]. Các chất xơ hòa tan có trong vỏ quả thanh long có thể giúp trong quá trình tiêu hóa, trung hoà các chất độc hại như kim loại nặng và có thể liên quan đến việc điều hòa lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường tuýp II. Hơn nữa, vỏ quả thanh long có chứa chất nhầy có thể có ảnh hưởng tích cực đến sự trao đổi chất cholesterol [30].

Hadi đã chích các chất chiết xuất từ ​​quả thanh long cho những con chuột tăng đường huyết và quan sát thấy rằng, sau bảy tuần bổ sung, chuột đã cho thấy mức glucose trong máu, triglyceride và cholesterol LDL giảm, và tăng mức cholesterol HDL và chất chống oxy hoá trong huyết tương [31].

Thanh long là quả có hàm lượng vitamin C thấp [4]. Vỏ quả thanh long có chứa lần lượt là (7.62 và 7.04) mg/100 g vitamin C trong vụ thu hoạch năm 2011 và 2012 (bảng I). Mặc dù thấp, nhưng mức vitamin C này có cùng ngưỡng với các loại trái cây khác, chẳng hạn như táo (6,0 mg/100 g) và mận (3,0 mg/100 g) [32]. Choo và Yong đã báo cáo rằng thịt quả thanh long với hạt có hàm lượng vitamin C 31,1 mg/100 g trong khi đó cả quả thanh long (tính cả thịt quả + hạt + vỏ) chứa 11,6 mg/100 g vitamin C [33].

Vỏ quả thanh long có độ axit thấp: (0.22 và 0.25) mg acid malic/100 g đối với mẫu thu hoạch năm 2011 và 2012 (bảng I). Hàm lượng axit và chất rắn hòa tan trong quả được xem là tiêu chí chất lượng quan trọng cho việc phân loại hương vị. Tổng lượng axit giảm khi trái cây chín do quá trình hô hấp và sử dụng các axit hữu cơ làm chất nền trong phản ứng trao đổi chất [34].

Vỏ quả thanh long có lần lượt (7,15 và 12,77)°Brix đối với vụ thu hoạch năm 2011 và 2012 (bảng I). Chitarra và Chitarra báo cáo rằng các loại trái cây nói chung có một chất rắn hòa tan trung bình giữa (8,0 và 14,0)oBrix [35]. Junqueira và cộng sự đã phát hiện ra rằng các giá trị của chất rắn hòa tan trong thịt quả thanh long dao động từ 13,0-15,0°Brix [2].

Giá trị pH của vỏ quả thanh long cao (năm 2011: 5,48; năm 2012: 4,83). Những kết quả này phù hợp với báo cáo của Stintzing và cộng sự [25] và Fernandes và cộng sự [36] về việc phần thịt quả có độ pH lần lượt là 4,82 và 4,6.

 

Fernanda Robert De Mello

 

750605