-->

SINH LÝ VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH - Ethylene và 1-MCP ảnh hưởng lên đặc tính của thanh long vàng sau thu hoạch phần 9

KẾT QUẢ: Hàm lượng sắc tố

Tổng lượng diệp lục cho thấy có sự khác biệt đáng kể ở 7 das (Hình 3A). Các nghiệm thức đối chứng và ethylene tạo ra các giá trị tổng carotenoid cao nhất trong suốt quá trình bảo quản (Hình 3B),  điều này có thể xảy ra do ethylene sản sinh bởi cả hai, được áp dụng nội sinh cũng như ngoại sinh, đẩy nhanh quá trình phaanhuyr diệp lục và sự xuất hiện của sắc tố đỏ, vàng và cam, có liên quan đến sự biểu hiện của mã hóa gen đối với sự tổng hợp carotenoids (Kazokas và Burns, 1998, Rodrigo và Zacarias, 2007). Điều này chỉ ra rằng chỉ cần một lượng nhỏ ethylene ngoại sinh là cần thiết để bắt đầu quá trình phân hủy diệp lục (Vendrell và cộng sự, 2001), theo báo cáo Grierson và Tucker (1983), đối với cà chua, việc ứng dụng ethylene ngoại sinh tạo ra sự gia tăng tổng hợp các sắc tố, nhưng Mostolfi và cộng sự (2003) đã tìm ra

hiệu ứng ngược lại từ 1-MCP được áp dụng cho quả cà chua.

hinh

 

Hình 3. A, tổng diệp lục; B, hàm lượng carotenoid trong quả thanh long vàng được áp dụng ehtylene (3 mL/L) và 1-MCP (600 mg/L). Biểu đồ thể hiện kiểm định khác biệt đáng kể, LSD (P≤0.05). Nếu sự khác biệt giữa hai trị số trung bình tại một thời điểm lấy mẫu lớn hơn LSD, thì có sự khác biệt (P≤0.05). *, 5% khác biệt thống kê; NS, không khác biệt.

Tổng carotenoid không có sự khác biệt đáng kể giữa các nghiệm thức; tuy nhiên, nghiệm thức 1-MCP, ở 7 das, tạo ra mức tổng carotenoid thấp nhất trong trái thanh long, ổn định trong suốt thời gian còn lại, trái với đối chứng, trong đó tổng carotenoid tăng lên trong suốt giai đoạn sau thu hoạch, đạt giá trị b-carotene là 182,03 mg/g trọng lượng tươi. Nghiệm thức ethylene làm tăng tổng hàm lượng carotenoid của pitahaya vàng, đồng nhất với các báo cáo về quả cam và đu đủ ‘Golden’ (Fabi và cộng sự, 2007).

 

Yuli Alexandra Deaquiz , Javier Álvarez-Herrera, and Gerhard Fischer

 

752491