-->

SINH LÝ VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH - Ethylene và 1-MCP ảnh hưởng lên đặc tính của thanh long vàng sau thu hoạch phần 6

KẾT QUẢ (Tổng chất rắn hòa tan (TSS))

Có sự khác biệt đáng kể giữa ethylene và các nghiệm thức khác. Nghiệm thức 1-MCP cho thấy các giá trị cao nhất (19,30; 19,29 và 19,48°Brix) đối với tất cả các số đo trong suốt quá trình bảo quản quả thanh long (Hình 2A). Lượng TSS trong pitahaya tăng dần ở nghiệm thức 1-MCP và đối chứng; trong khi ở 15 das, TSS trong quả được xử lý ethylene giảm (17,65°Brix).

11

Hình 2. A, tổng chất rắn hòa tan (TSS); B, tổng axit định lượng (TTA); C, chỉ số chín (MI) ở quả thanh long vàng được áp dụng ehtylene (3 mL/L) và 1-MCP (600 mg/L). Biểu đồ thể hiện kiểm định khác biệt đáng kể, LSD (P≤0.05). Nếu sự khác biệt giữa hai trị số trung bình tại một thời điểm lấy mẫu lớn hơn LSD, thì có sự khác biệt (P≤0.05). *, 5% khác biệt thống kê; NS, không khác biệt.

Sự gia tăng TSS trong thanh long có thể được giải thích bằng sự thủy phân các polysaccharides cấu trúc khác nhau, chẳng hạn như tinh bột, pectin và các oligosaccharides khác trong thành tế bào, khi hòa tan ở pha nước, trở thành một phần của dịch tế bào (Menéndez và cộng sự, 2006). Tương tự, sự tích tụ tinh bột trong quá trình chín của quả sẽ bị phân hủy trong đường thông qua hoạt động enzyme của amylase, b-amylase và phosphorylase tinh bột, tăng TSS (Kays, 1997).

Kết quả thu được đồng quan điểm với báo cáo của Rodríguez và cộng sự (2006) về sự gia tăng TSS của quả ổi dứa, sau đó giảm đi có thể liên quan đến tỷ lệ hô hấp cao. Tương tự như vậy, khi quá trình bảo quản kéo dài hơn, TSS giảm ở quả ổi (Mercado và cộng sự, 1998) và quả xoài (Jha và cộng sự, 2006); sự suy giảm này có thể liên quan đến sự mất đi mùi vị. Tuy nhiên, việc áp dụng 1-MCP đối với thanh long đã làm tăng TSS ở 22 das, trái với kết quả được tìm thấy ở quả ổi cv. Safed (Singh and Pal, 2008) và quả kiwi (Mao và cộng sự, 2007).

 

Yuli Alexandra Deaquiz , Javier Álvarez-Herrera, and Gerhard Fischer

 

752914