-->

SINH LÝ VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH - Ethylene và 1-MCP ảnh hưởng lên đặc tính của thanh long vàng sau thu hoạch phần 3

PHƯƠNG PHÁP

Bố trí thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên với ba nghiệm thức tương ứng với việc ứng dụng ethylene (3 mL/L), 1-MCP (600 mg/L) và đối chứng với 4 lần lặp lại, cho tổng cộng 12 đơn vị thí nghiệm (EU). Mỗi EU bao gồm sáu quả. Quả được bảo quản ở nhiệt độ trung bình 18°C và độ ẩm tương đối 75%. Quả đã được khử trùng bằng dung dịch 2% NaCl và rửa sạch bằng nước cất, sau đó được phân theo các nghiệm thức.

1-MCP được làm bay hơi theo phương pháp của Herrera (2007), trong đó 600 mg/L 1-MCP được cân trong một ống thủy tinh 10 mL, được đóng kín bằng nút cao su, do nhà sản xuất cung cấp, nước nóng (45 -50°C)  đã được tiêm vào thông qua nút cao su.

Sự hòa tan của 1-MCP trong nước nóng tạo ra sự giải phóng khí 1-MCP trong phần đầu ống. Khí này được đưa vào buồng kín 2 L chứa quả thanh long; sau đó buồng được mở ra để giải phóng hợp chất và ngay lập tức niêm phong trong 24 giờ. Ethrel® được hòa tan trong 10 L nước, trong đó quả thanh long được ngâm trong 15 phút. Các phép đo được tiến hành mỗi 3 ngày sau khi bảo quản (das) đối với các biến số về thất thoát trọng lượng tươi và tỷ lệ hô hấp và mỗi 6 das cho các biến số được đánh giá khác, được mô tả dưới đây. Quả được bảo quản cho đến khi chất lượng cảm quan không còn.

Các biến số được đánh giá là: độ chắc quả (N), được xác định bằng máy đo PCE-PTR200 kỹ thuật số (PEC Ibérica SL, Albacete, Tây Ban Nha); sự thất thoát khối lượng tươi (%), bằng cách đo trọng lượng tươi của quả với cân có độ chính xác  ddeend 0.0001 g (Ohaus, Ohio, OH); tổng lượng axit định lượng (TTA, % axit citric, sử dụng công thức: % Axit = (A * B * C) * 100/D, trong đó: A = thể tích NaOH sử dụng, B = độ ổn định của NaOH (0,097), C = trọng lượng tương đương theo g của axit chủ yếu trong quả (axit citric 0,064 meq/g), D = trọng lượng tính bằng g của mẫu được sử dụng (5 g); tổng chất rắn hòa tan (TSS), sử dụng Hanna refractometer kỹ thuật số (Hanna Instruments, Woonsocket, RI), trong phạm vi 0 đến 85% ở 20 ° C. Chỉ số chín (MI) được tính bằng tỷ lệ TSS/TTA.

Để chiết xuất và định lượng diệp lục và carotenoid, cân khoảng 1 g thịt quả, thêm vào 5 mL acetone, quay vortex trong 1 phút và sau đó ly tâm trong 10 phút ở vận tốc 4.000 vòng/phút. Hỗn hợp trên được đổ vào một bình 25 mL; acetone được thêm vào, quay vortex và sau đó ly tâm. Quy trình này được lặp đi lặp lại ba lần. Acetone được thêm vào phần chất lắng thu được để có đủ thể tích 25 mL. Độ hấp thụ được đo bằng một quang phổ kế ở bước sóng 450, 663 và 645 nm.

Để xác định tỷ lệ hô hấp, khoảng 300 g quả được đặt trong buồng kín 2 L, trong đó có một cảm biến hồng ngoại hồng ngoại, được kết nối với LabQuest (thiết bị thu thập dữ liệu). Mỗi 4 giây trong 5 phút, giá trị CO2 được ghi lại. Với các giá trị này, độ dốc (slope) được tính toán, tương ứng với tỷ lệ hô hấp. Đồng thời, trọng lượng quả và thể tích của buồng được tính đến để chuyển đổi dữ liệu thành mg CO2.kg-1h-1.

Các kiểm định thông thường đã được thực hiện để xác định sự phân bố của dữ liệu; Sau đó, phân tích độ sai biệt (ANOVA) được tiến hành để xác định sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức và phân loại chúng với một bài kiểm tra sự khác biệt có ý nghĩa ít nhất (LSD) (P≤0.05). Các phân tích được thực hiện bằng phần mềm thống kê SAS phiên bản 9.1e (SAS Institute Inc., Cary, NC).

 

Yuli Alexandra Deaquiz , Javier Álvarez-Herrera, and Gerhard Fischer

 

 

752708