-->

Từ ven biển đến đất liền: Mở rộng nghề nuôi tôm thích ứng biến đổi khí hậu ở Bangladesh. Phần 19

Những thách thức đối với việc mở rộng nuôi tôm

            Mặc dù có nhiều cơ hội, nhưng một số thách thức đã được xác định thông qua ma trận so sánh cặp đôi đối với việc mở rộng nuôi tôm đến Gopalganj. Mức cao nhất của thách thức được xác định là thiếu nguồn cung cấp giống, tiếp theo là chi phí sản xuất cao, dịch bệnh, thiếu kiến ​​thức về kỹ thuật và sản lượng thấp (Bảng 4).

Nguồn cung cấp giống không đủ

            Một trong những trở ngại lớn nhất đối với việc chuyển đổi nuôi tôm đến Gopalganj là thiếu tôm giống cả về chất lượng lẫn số lượng. Mặc dù có 81 trại ương giống ở Bangladesh, nhưng chỉ có 21 trại được hoạt động vì hầu hết các trại ương giống phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm nguồn nhân lực không đủ kỹ thuật, tỷ lệ tôm chết càng cao và nguồn cung tôm bố mẹ tự nhiên không đủ (Ahmed and Troell, 2010, FRSS, 2014). Những yếu tố này làm cho nguồn cung không đảm bảo cộng với chất lượng giống kém của nhiều trại ương giống. Mặc dù chất lượng của tôm bột tự nhiên tốt hơn nhiều so với tôm bột ương nuôi nhưng nhu cầu con giống tự nhiên vẫn cao ở các vùng nuôi hiện tại. Do đó, nguồn cung cấp không đủ và chất lượng tôm bột kém là những trở ngại quan trọng đối với việc mở rộng nuôi tôm đến Gopalganj. Theo những người cung cấp thông tin chính, việc đáp ứng nhu cầu về tôm bột có thể đạt được thông qua việc thành lập các trại ương nuôi tôm bột. Hỗ trợ kỹ thuật có thể giúp cho việc ương nuôi tôm bột, làm tăng tỷ lệ sống sót và tăng trưởng.

Chi phí sản xuất cao

            Những nông dân nuôi cá ở Gopalganj không muốn tham gia vào nuôi tôm vì chủ yếu là do chi phí sản xuất cao. Chi phí nuôi tôm đã tăng đáng kể trong những năm gần đây do chi phí đầu vào tăng lên. Giá tôm bột cao gấp 2-3 lần so với cá bột vì nguồn cung tôm bột không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng. Giá thức ăn nuôi tôm cũng đang tăng lên do nhu cầu về các hoạt động nuôi trồng thủy sản đang tăng lên ở Bangladesh. Hơn nữa, giá phân bón (ure và super lân) đã tăng đáng kể do sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Theo những người cung cấp thông tin chính, lợi nhuận nuôi tôm cao hơn đáng kể so với các hệ thống nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt khác. Mặc dù lợi nhuận kinh tế cao hơn từ nuôi tôm, nhưng chi phí sản xuất cao đã làm nông dân ở Gopalganj không gắn bó nghề nuôi tôm. Hỗ trợ tài chính có thể giúp cho việc mở rộng nuôi tôm (Ahmed và cộng sự, 2010a).

 

Nesar Ahmed , James S. Diana

 

739546