-->

Từ ven biển đến đất liền: Mở rộng nghề nuôi tôm thích ứng biến đổi khí hậu ở Bangladesh. Phần 17

Nguồn thức ăn sẵn có

            Việc chuyển đổi nuôi tôm đến Gopalganj đòi hỏi phải có nguồn cung thức ăn đầy đủ cho tôm. Các hoạt động nuôi trồng thủy sản khác nhau ở Gopalganj không phải đối mặt với sự thiếu hụt thức ăn. Hiện tại, có khoảng 100 công ty thức ăn chăn nuôi ở Bangladesh, trong đó có 25-30 sản phẩm thức ăn nuôi tôm (Ahmed, 2013b). Các loại thức ăn dạng viên được sản xuất công nghiệp và thức ăn được làm tại trang trại (hỗn hợp cám gạo, bánh dầu mù tạc, và bột cá) có thể dễ dàng áp dụng cho việc sản xuất tôm.

Cả hai loại thức ăn thường được sử dụng cho nuôi tôm ở vùng tây nam Bangladesh (Ahmed và cộng sự, 2010a). Tuy nhiên, thức ăn thương phẩm đắt tiền, và do đó những nông dân nghèo tài nguyên có thể sử dụng thức ăn chế biến tại trang trại để nuôi tôm. Các nguyên liệu thức ăn làm tại trang trại là các phụ phẩm cho nhiều nông dân nuôi cá. Hầu hết những người cung cấp thông tin chính cho rằng những thức ăn sẵn có ở địa phương sẽ hỗ trợ nghề nuôi tôm mở rộng và mở rộng có cải thiện, trong khi nuôi bán thâm canh thì cần phải có thức ăn thương phẩm. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nông dân sử dụng thức ăn thương phẩm để tăng năng suất cá.

Tiếp thị tôm

            Việc mở rộng nuôi tôm đến Gopalganj bị ảnh hưởng mạnh bởi khả năng kinh tế của nó. Việc sản xuất tôm ở Gopalganj có thể có tiềm năng về lợi ích kinh tế vì tôm là một sản phẩm có giá trị cao cũng như hàng xuất khẩu. Giá tôm thị trường cao hơn đáng kể so với bất kỳ loài cá nước ngọt nào khác ở Bangladesh. Hiện nay, nhu cầu về tôm ở thị trường trong nước và xuất khẩu đang tăng mạnh. Có một thị trường nội địa ở thủ đô Dhaka và các thành phố thương mại khác (Chittagong, Khulna), ở đó có những khách sạn, nhà nghỉ và nhà hàng mua tôm. Ngoài ra còn có cơ sở hạ tầng tuyệt vời để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu tôm từ Gopalganj do có sẵn các cơ sở chế biến và dịch vụ xuất khẩu tại cảng Mongla gần đó. Có 100 nhà máy chế biến tôm nước ngọt và tôm nước mặn ở Bangladesh, trong đó có 75 nhà máy được EU chấp thuận phù hợp với chỉ dẫn của HACCP (Phân tích Mối nguy và Điểm Kiểm soát Tới hạn) (DoF, 2014). Mặc dù thị trường xuất khẩu tôm của Bangladesh đã phát triển về khối lượng và giá trị trong nhiều thập kỷ, nhưng danh tiếng về chất lượng sẽ cần được duy trì trên thị trường quốc tế.

 

Nesar Ahmed , James S. Diana

 

731486