-->

Từ ven biển đến đất liền: Mở rộng nghề nuôi tôm thích ứng biến đổi khí hậu ở Bangladesh. Phần 7

Độ mặn

Hầu hết nông dân được khảo sát (97%) bày tỏ mối quan tâm về độ mặn của nước đã dẫn đến thay đổi môi trường vật lý của các trại nuôi tôm đang dần dần gây độc cho các sinh vật nước ngọt. Sự gia tăng độ mặn đã có tác động bất lợi lên hệ sinh thái của các trại nuôi tôm, do đó làm giảm sự sẵn có của các loài thủy sinh vật, bao gồm cua, cá, ếch, nhuyễn thể, ốc sên và rùa. Hệ sinh thái của các trang trại nuôi tôm ngày càng trở nên bị đe doạ bởi sự mất đa dạng sinh học thủy sản có vai trò quan trọng trong việc duy trì các dịch vụ hệ sinh thái

và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (Brander, 2007). Năng suất lúa gạo và cá đã giảm đáng kể trong các cộng đồng nuôi tôm vì đất và nước nhiễm mặn. Độ mặn nước gia tăng cũng dẫn đến tỷ lệ tử vong của tôm càng cao và do đó ảnh hưởng đến năng suất tôm. Độ mặn nước tăng đã làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ở tôm. Nhiều nông dân đã báo cáo về nhiều bệnh tật, bao gồm đốm đen, đốm trắng, màu cơ thể, bệnh mang và thối đuôi. Mặc dù có những hạn chế về môi trường, một số nông dân cho rằng xâm nhập mặn vào các trang trại có thể mở ra cơ hội nuôi tôm nước mặn.

 

Nesar Ahmed , James S. Diana

 

743859