-->

Quy trình nuôi thành thục và đẻ trứng của tôm thẻ chân trắng nhập khẩu trong ấp nở quy mô thương mại ở bờ biển Đông Nam Ấn Độ. Phần 10

Kết quả và thảo luận

“Tôm nuôi ở Colombia (nặng 37 g) số trứng/tôm mẹ là 105.000 (n = 25), Tôm ngoài tự nhiên ở Panama được nuôi trong ao từ ấu trùng tự nhiên được giữ trong bể nuôi thành thục (nặng 29,5 g/con), số trứng/tôm mẹ là 116.000 (n = 25), tôm bố mẹ Ecuador ngoài tự nhiên được nuôi trong bể thành thục (nặng 60 g), số trứng/tôm mẹ là 230.000 (n = 130).” Các tài liệu tham khảo khác cho thấy số trứng cao hơn ở những con lớn hơn là [5,36] đã chỉ ra rằng tôm bố mẹ kuruma ngoài tự nhiên sản xuất số lượng trứng bằng với tôm nuôi kuruma, nhưng tỷ lệ sống sót của ấu trùng nuôi chỉ bằng một nửa ngoài tự nhiên.

      Nói chung việc sử dụng tôm nuôi trong các trại sản xuất giống cho kết quả sinh sản thấp hơn so với tôm ngoài tự nhiên [37]. Các vấn đề về chất lượng ấu trùng nghiêm trọng được báo cáo từ tôm nuôi giống P. japonicus hoặc L. vannamei, cả hai đều được coi là những loài tôm tương đối dễ tái sản xuất trong điều kiện nuôi nhốt. Người ta cũng biết rằng những suy yếu do cận huyết thường thấy tôm nuôi được sử dụng làm bố mẹ trong nhiều thế hệ [38]. Khi một loài mới nhập vào một quốc gia và vòng đời của nó bị khép kín, hiệu quả sinh sản có thể bị cản trở do biến thể di truyền thấp [39]. Trên thực tế, trong các chương trình gây giống có biến đổi di truyền thấp, sự gia tăng suy yếu giống có thể xảy ra ngay cả sau 1-2 thế hệ. [40] đã tìm thấy tỷ lệ nở ở mức thấp hơn 33,1-47,1% ở L. vannamei do những sự chênh lệch về lứa đẻ ngay cả sau hai thế hệ. Các nhà nghiên cứu này đã báo cáo rằng sự suy yếu giống do các thông số môi trường gây ra đã làm tình hình trở nên tồi tệ hơn. Kết quả là, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ ấp nở cao trong nghiên cứu hiện tại có thể là do khả năng sinh sản tốt nhờ vào điều kiện nuôi nhốt, mùa vụ cũng như kiểu gen của tôm bố mẹ của loài L. vannamei (Hình 5).

sd

Hình 5. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ ấp nở của tôm L. Vannamei sinh sản

 

Kannan D , Thirunavukkarasu P, Jagadeesan K, Shettu N and Aswini Kumar

 

743709