-->

Quy trình nuôi thành thục và đẻ trứng của tôm thẻ chân trắng nhập khẩu trong ấp nở quy mô thương mại ở bờ biển Đông Nam Ấn Độ. Phần 7

Kết quả và thảo luận

Kỹ thuật cắt mắt vẫn là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất để kích thích sự thành thục của buồng trứng ở loài tôm penaeid. Giống như các loài khác [3,20-22] kỹ thuật cắt mắt đã được tìm thấy là kỹ thuật tốt nhất trong sự trưởng thành và đẻ trứng của tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương L. vannamei. Cùng quan điểm với [21,22], việc cắt mắt tạo ra năng suất sinh sản và sản xuất trứng nhiều hơn, nhưng tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở càng cao trong nghiên cứu hiện tại của chúng tôi

(Bảng 1 và Hình 4).

Kích thước của bể nuôi thành thục và mật độ thả giống tôm bố mẹ ảnh hưởng đến sự phối giống và sự phát triển buồng trứng ở tôm. Một nghiên cứu được thực hiện với tôm sú P. semisulcatus đã có kết quả tốt: bể có đường kính 1,2 m, tỷ lệ bố/mẹ là 1:2 và 10 con/m2. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy hiệu suất sinh sản tương tự (tỷ lệ đẻ trứng, khả năng sinh sản, tỷ lệ thụ tinh và ấp nở) [23-25].

 Trong nghiên cứu này, mỗi bể có kích thước 6 x 7 m và sâu 1,2 m. Một bể có thể chứa đến 200 con giống bố mẹ với mật độ thả 5/m2, tôm mẹ sinh được nhiều trứng hơn đáng kể và tỷ lệ nở là 90%. Dựa trên kết quả của chúng tôi và trong tài liệu [20,24], có thể kết luận rằng các bể chứa tôm bố mẹ có đường kính không nhỏ hơn 3 m phải được ưu tiên hơn cho hiệu suất sinh sản thành công của tôm càng xanh (L. vannamei). [19] đề nghị sử dụng ít nhất 6 m2 đáy bể cho các đàn tôm bố mẹ L. vannamei.

 

Kannan D , Thirunavukkarasu P, Jagadeesan K, Shettu N and Aswini Kumar

 

738456