-->

Quy trình nuôi thành thục và đẻ trứng của tôm thẻ chân trắng nhập khẩu trong ấp nở quy mô thương mại ở bờ biển Đông Nam Ấn Độ. Phần 3

Kỹ thuật nuôi thành thục tôm bố mẹ

Tôm bố và tôm mẹ trưởng thành được nuôi riêng. Mỗi bể nuôi thành thục đều có kích thước 6 x 7 m và sâu 1,2 m. Mỗi bể có thể chứa đến 200 con tôm bố mẹ (với mật độ thả 5/m2). Mực nước tối đa không quá 70 cm, giữ khoảng cách 50 cm từ mặt nước lên phía trên cùng của bể để tránh tôm nhảy ra ngoài. Chuẩn bị nước để thả tôm mới bằng cách bơm nước từ bể nuôi thứ nhất qua túi lọc 1 micron (4-5 lớp) vào bể nuôi thành thục cho đến khi đạt độ sâu 30-40 cm. Điều chỉnh nhiệt độ tới 27oC bằng máy làm lạnh.

Tôm giống phải là 7 tháng tuổi và tôm bố nặng > 35 g trọng lượng trung bình, trong khi tôm mẹ nặng > 40 g trọng lượng trung bình. Thả tôm bố và tôm mẹ vào 2 bể riêng biệt với mật độ 200 con/bể.

Thức ăn tươi để nuôi thành thục

Chỉ sử dụng thức ăn nuôi tôm tươi (như trứng cá, mực, trai và thức ăn viên bán ẩm INVE) và bổ sung thêm các chất phụ gia thức ăn để cải thiện giai đoạn thành thục của chúng.

Bố trí thí nghiệm

Mỗi bể nuôi đều được sơn màu đen và có ổ cắm ở giữa. Nước biển dẫn vào được tuần hoàn thông qua các bộ lọc sinh học, bộ lọc thô, bộ lọc than hoạt tính và máy tách protein. Tốc độ tuần hoàn được điều chỉnh tới 1200% mỗi thể tích bể/ngày. Ngoài ra, 5-10% nước mới được cung cấp cho hệ thống tuần hoàn để tránh nồng độ nitrat cao. Bóng đèn huỳnh quang 80 W được treo cách 0,5 m trên mỗi bể để đạt được quang kỳ mong muốn 14 giờ sáng và 10 giờ tối. Sự lột xác, trưởng thành và sinh sản của từng tôm mẹ được theo dõi và ghi chép hàng ngày. Với mục đích này, tôm mẹ được đánh dấu bằng cách gắn thẻ số vào mắt.

 

Kannan D , Thirunavukkarasu P, Jagadeesan K, Shettu N and Aswini Kumar

 

739683