-->

Những nguy cơ biến đổi khí hậu và các lựa chọn thích nghi qua các chuỗi cung ứng hải sản Úc. Phần 17

Phương pháp và nghiên cứu theo trường hợp điển hình 

Nghiên cứu nhận thức xã hội

Chính sách có thể hướng dẫn ứng phó khí hậu ở nhiều điểm dọc theo một chuỗi cung ứng. Trong các ngành nghề chế biến thủy sản được kiểm tra ở đây, các tác động về khí hậu và các phương án ứng phó có thể có trong chuỗi cung ứng không được chứng minh rõ ràng và do đó có thể các nhà hoạch định chính sách không được thông báo rõ về các rào cản chính sách và các cơ hội.

Theo quan điểm của người sử dụng tài nguyên, một số lĩnh vực chính sách then chốt cần được giải quyết để cải thiện hoạt động kinh doanh và hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu. Những điều này bao gồm việc điều chỉnh chính sách hiện tại ở giai đoạn thu hoạch của chuỗi cung ứng và hỗ trợ quy hoạch tổng thể. Có thể cải thiện khâu thu hoạch cuối cùng của chuỗi cung ứng liên quan đến các định nghĩa tốt hơn, trọng số và/hoặc ưu tiên các mục tiêu quản lý cho từng nghề nói riêng và toàn bộ ngành nói chung; sự đơn giản hóa và hiện đại hoá các quy định; và hỗ trợ nhiều hơn cho việc tuyển dụng công nhân lành nghề, và đào tạo và cấp chứng nhận. Các ví dụ cụ thể về các rào cản liên quan đến chính sách bao gồm việc hạn chế tiếp cận với thị trường quốc tế do các hiệp định thương mại (tôm hùm vào Trung Quốc), mùa nghỉ khai thác lại trùng với thời kỳ giá cao (như tôm hùm) (Hobday và cộng sự, 2013) , và các quy định về chất lượng nước hạn chế việc mở rộng ngành (như tôm nuôi).

Nhìn chung, theo quan điểm của chuỗi cung ứng đối với các ngành thủy sản được kiểm tra ở đây cho thấy các những người tham gia ngành đã có những cơ hội và rào cản đối với ứng phó biến đổi khí hậu ở hầu như xuyên suốt chuỗi nhưng đặc biệt là họ đã có nhiều lựa chọn hơn cho khâu sản xuất cuối cùng của chuỗi. Trong khi khâu sản xuất cuối cùng của chuỗi có thể xứng đáng nhận được sự quan tâm như vậy, thì việc lập kế hoạch ứng phó sẽ không thành công nếu tất cả các liên kết trong chuỗi cung ứng không được xem xét. Nhu cầu hiểu biết sâu hơn về các tác động sinh thái do biến đổi khí hậu và tính linh hoạt và khả năng phục hồi trong toàn chuỗi là điều tối quan trọng. Cải thiện sự hợp nhất giữa các chuỗi cung ứng thông qua giao tiếp nhiều hơn và tương tác minh bạch hơn, cũng như cải tiến tiếp thị, sẽ làm cơ sở cho việc ứng phó trong tương lai và cung cấp hải sản ngay cả khi sản lượng sinh học bị suy giảm đối với một số loài.

 

A. Fleming, A.J. Hobday[1], A. Farmery, E.I. van Putten, G.T. Pecl, B.S. Green, L. Lim-Camacho

 

730899