-->

Quy trình nuôi thành thục và đẻ trứng của tôm thẻ chân trắng nhập khẩu trong ấp nở quy mô thương mại ở bờ biển Đông Nam Ấn Độ. Phần 4

Các thông số được đánh giá

Chất lượng nước: Nhiệt độ, tổng số ammonia, độ pH và oxy hoà tan được đo hàng ngày sử dụng bộ dụng cụ thử nghiệm (Merck, Germany) Độ mặn và nitrit được đo hàng tuần.

Kỹ thuật cắt bỏ một bên mắt: Chuẩn bị thiết bị cắt bỏ, 3-4 cái kẹp cắt, bình đốt ga (LPG), găng tay, khử trùng (dung dịch acriflavin), lồng nuôi tôm bố mẹ, v.v. Thay 100% lượng nước trong bể tôm mẹ một ngày trước khi cắt mắt và kiểm tra để chắc chắn rằng tất cả tôm mẹ còn trong vỏ và có vỏ cứng (Những tôm mẹ đang lột xác hoặc có vỏ mềm sẽ chết nếu bị cắt mắt).

Giảm mực nước bể xuống đến 30 cm. Gom tất cả tôm mẹ vào trong một cái lồng thu gom. Đun nóng đầu kẹp bằng bình đốt ga cho đến khi nóng đỏ. Sau đó, cẩn thận giữ tôm mẹ và bóp một bên mắt bằng đầu kẹp đã đun nóng. Phết lên mắt bị thương bằng dung dịch acriflavin và thả tôm vào bể. Lặp lại cho mọi tôm mẹ trong lồng. Đếm và ghi lại số lượng tôm mẹ trong bể [16].

Nguồn gốc và sự giao phối của tôm sinh sản: Khoảng một tuần sau khi cắt mắt, một số tôm mẹ đã chuyển sang giai đoạn 4 và sẵn sàng giao phối và sinh sản. Trong bể tôm bố dùng để giao phối được thay 90-100% lượng nước trước khi bổ đưa tôm mẹ thành thục vào vì nước trong bể này cần phải được sạch để giao phối. Bắt đầu lựa chọn những tôm mẹ có buồng trứng giai đoạn 4 vào lúc 3 h chiều và đặt chúng vào bể chứa tôm bố. Thông thường mỗi ngày chúng tôi có khoảng 10% tôm mẹ giai đoạn 4 trong tổng số tôm mẹ trong bể. Ghi lại số lượng tôm mẹ giai đoạn 4 được chuyển tới bể giao phối (bể tôm bố). Trong suốt thời gian giao phối (3 h chiều -10 h tối), đèn chiếu sáng trên các bể giao phối được bật lên [17].

 

Kannan D , Thirunavukkarasu P, Jagadeesan K, Shettu N and Aswini Kumar

 

740289