-->

Hệ thống đánh dấu mã vạch DNA mini để xác thực các sản phẩm các đã qua chế biến. Phần 11

Như đã thảo luận ở trên, bộ mồi mã vạch mini phát triển ở đây có thể xác định cá ngừ ở cấp chi hoặc loài cho 10 trong số 13 sản phẩm chế biến từ cá ngừ. Ba mẫu cá ngừ chưa sắp xếp chuỗi có thể được khuếch đại với ít nhất một bộ mồi COI mã vạch mini nhưng không thành công trong bước sắp xếp chuỗi Sanger có thể do sự hiện diện của nhiều loài trong mỗi mẫu, sự đồng khuếch đại của các DNA không phải mục tiêu hoặc do suy thoái DNA. Tất cả các mẫu cá ngừ được kiểm định thuộc chi Thunnus trừ mẫu RB-3_122 được xác định là Katsuwonus pelamis (cá ngừ vằn). Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là rất khó phân biệt giữa các loài cá ngừ có liên quan chặt chẽ và ba sản phẩm này cho thấy nhiều loài Thunnus trùng khớp ở mức ≥ 99%.

Kết quả là, các nhận dạng loài không trùng khớp với những gì được ghi trên nhãn của ba sản phẩm (RB-1_97, RB-3_125, và RB-3_127). Mặc dù phân tích in silico cho thấy độ phân giải cao của các loài (Bảng 2 và Bảng S2), nhóm các chuỗi được kiểm định chỉ bao gồm hai loài Thunnus (T. alalunga và T. albacares). Dựa trên những kết quả này, mã vạch mini COI có thể được sử dụng để xác định cá ngừ ở cấp độ chi nhưng không được khuyến khích để phân biệt các loài trong chi Thunnus. Các nghiên cứu trước đây cũng đã báo cáo những khó khăn trong việc phân biệt các loài Thunnus có liên quan chặt chẽ sử dụng ghi mã vạch DNA của duy nhất COI marker 43,44. Để khắc phục trở ngại này, chúng tôi khuyên khích nên sử dụng thêm các marker di truyền để xác định thêm các mẫu cá ngừ ở mức độ loài 23,38.

Ngoài việc phát hiện các trường hợp gây nhầm lẫn loài, việc ghi mã vạch mini DNA cũng có thể được sử dụng để làm rõ nhận dạng của các loài trong các sản phẩm có nhãn không đặc hiệu. Ví dụ, một mẫu được ghi nhãn là "Cá hồi tiêu tỏi hun khói" (RB-2_106), không có tên loài nào được liệt kê, được tìm thấy có chứa cá hồi Đại Tây Dương bằng cách ghi mã vạch mini DNA. Ngoài ra, đối với hai mẫu cá viên (RB-1_91 và RB-3_129), danh sách các thành phần trên nhãn đơn giản nói rằng “thịt cá” (61%) và khẳng định có mặt của một hoặc nhiều thứ sau đây: Gadus morhua, Melanogrammus aeglefinus, Pollachius virens, hoặc Merluccius merluccius. Hai mẫu này đã được ghi thành công mã vạch mini và xác định với ít nhất 3 bộ mồi là Melanogrammus aeglefinus (Haddock).

Mặc dù các quy định về an toàn và chất lượng thủy sản thương mại tồn tại ở Bắc Mỹ, nhưng việc thực hiện việc dán nhãn các loài đã được chứng minh là rất khó khăn đối với các sản phẩm thực phẩm chế biến nặng. Nghiên cứu này đặt ra giai đoạn cho việc sử dụng thông tin DNA để xác định một loạt các loài cá trong các sản phẩm chế biến nặng bằng cách sử dụng một hoặc nhiều cặp mồi mã vạch mini. Căn cứ vào thiết kế mồi mã vạch mini trên dãy mã vạch DNA đủ dài cho phép chúng tôi xây dựng dựa trên các nghiên cứu sâu rộng đã được thực hiện trong lĩnh vực này9,12 bao gồm cơ sở dữ liệu có chứa mã vạch DNA cho hơn 10.000 loài cá (i.e., www.fishbol.org).

 

Shadi Shokralla , Rosalee S. Hellberg, Sara M. Handy, Ian King và Mehdrad Hajibabaei

 

731152