-->

Những nguy cơ biến đổi khí hậu và các lựa chọn thích nghi qua các chuỗi cung ứng hải sản Úc. Phần 14

Phương pháp và nghiên cứu theo trường hợp điển hình

Nghiên cứu nhận thức xã hội

Thảo luận

Ngày càng có nhiều nhận thức trong những ngành nghề hay doanh nghiệp của cá chuỗi chịu tác động của biến đổi khí hậu đối với những rủi ro và chi phí tiềm tàng cùng với nhẵng tác động về quy định và vật lý có liên quan đến biến đổi khí hậu toàn cầu (Linenenecke và cộng sự, 2011; Jira and Toffel , 2012). Ví dụ, trong ngành  rượu vang, một số phản ứng ứng phó đã được tìm thấy phụ thuộc vào những thay đổi khác trong chuỗi (Soosay và cộng sự., 2012), nhấn mạnh sự cần thiết của quy hoạch tổng thể.

Trong các ngành nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ở Úc, nhiều mối quan tâm về biến đổi khí hậu tập trung vào giai đoạn đánh bắt (Frusher và cộng sự, 2013). Sự quan tâm đến giai đoạn đánh bắt của chuỗi cung ứng phản ánh trọng tâm của các nghiên cứu và dữ liệu khoa học cũng như các phương tiện truyền thông chính thống. Trọng tâm hẹp này không phản ánh tầm quan trọng rộng hơn của chuỗi cung cấp sau thu hoạch đối với việc phân phối sản phẩm thủy sản đến người tiêu dùng. Trong nghiên cứu này, các thể loại tiếp thị, mô tả sản phẩm và nhận thức của công chúng thường liên quan đến biến đổi khí hậu và liên quan đến các giai đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng, cho thấy sự cần thiết phải xem xét bao quát hơn về chuỗi cung ứng khi ứng phó với những nguy cơ khí hậu trong tương lai.

Việc tập trung vào các tác động của biến đổi khí hậu liên quan đến sản xuất có thể có liên kết với bản chất sinh thái của hầu hết các quan sát về biến đổi khí hậu được xác định trong các cuộc phỏng vấn. Các quan sát sinh thái là dễ dàng nhất liên kết với giai đoạn khai thác của các ngành nghề (Nursey-Bray và cộng sự, 2012, Frusher và cộng sự, 2013). Các tác động xa hơn trong chuỗi cung ứng được các bên liên quan xem như các tác động gián tiếp và cũng được coi là ít chắc chắn hơn. Sự không chắc chắn này thể hiện tình trạng tiến thoái lưỡng nan đối với việc ứng phó hiệu quả, vì các hành động để quản lý rủi ro từ các kết quả không chắc chắn có thể bị trì hoãn cho đến khi các hiệu ứng trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, có những rủi ro liên quan đến việc không hành động, và đặc biệt, cơ hội có thể không được nhận ra. Kế hoạch ứng phó toàn diện trong chuỗi cung ứng, được củng cố thông tin mục tiêu về rủi ro khí hậu đối với các yếu tố phi khai thác, là rất quan trọng. Một cách tiếp cận toàn diện với việc lập kế hoạch có thể làm giảm rủi ro vì các phương án ứng phó cao hơn trong chuỗi thường có thời gian kéo dài (ví dụ Linnenluecke và cộng sự, 2011. Soosay và cộng sự., 2012) do đó sự chậm trễ trong việc lên kế hoạch ứng phó có thể hạn chế các lựa chọn trong tương lai. Những kinh nghiệm cá nhân với các hiện tượng khắc nghiệt cũng có thể có những ảnh hưởng quan trọng đối với nhận thức về biến đổi khí hậu (Weber, 2011) và thực sự có thể làm tăng khả năng đưa ra các hoạt động ứng phó (Linnenluecke và cộng sự, 2011, Marshall và cộng sự, 2013).

 

A. Fleming, A.J. Hobday[1], A. Farmery, E.I. van Putten, G.T. Pecl, B.S. Green, L. Lim-Camacho

 

 

731525