-->

Ảnh hưởng của việc ứng dụng phân bón và khoáng chất dolomite lên sự sinh trưởng và năng suất của cây cao su trong giai đoạn khai thác. Phần 6

Kết quả: Nồng độ dinh dưỡng trong lá và nhựa cao su

Hai năm cải tạo đất bằng phân bón hoặc dolomite có xu hướng tăng N và cho thấy P và Mg trong lá cao su cao hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng. P và Mg đạt mức tối ưu sau hai năm. Tuy nhiên, N vẫn thấp hơn giá trị tham chiếu (33,1 g/kg) (Kangpisadarn, 2004). Việc sử dụng phân bón và dolomite làm tăng nồng độ P trong lá cao su sau hai năm cải tạo đất, trong khi đó nghiệm thức đối chứng giảm. Mặc dù K trao đổi thấp nhất có trong đất áp dụng compost, nhưng nồng độ trong lá cao

su không giảm. Do đó, việc sử dụng đơn thuần compost sau hai năm thí nghiệm đã duy trì năng suất cao su. Tuy nhiên, K trong lá vẫn thấp hơn giá trị tham chiếu (13,6-16,5 g/kg) (Kangpisadarn, 2004).

Sự gia tăng pH đất do áp dụng dolomite hoặc compost có xu hướng làm giảm Fe, Mn, Zn và Cu trao đổi trong đất, trong đó Mn trong lá giảm trái ngược với Fe. Việc cải tạo đất làm nồng độ Cu trong lá cao hơn nghiệm thức không được cải tạo, đặc biệt là trong áp dụng compost, và tất cả các nghiệm thức cho thấy đủ lượng Cu ngoại trừ việc sử dụng phân bón hoá học (Bảng 3).

Bảng 3. Dinh dưỡng trong lá cao su sau 2 năm cải tạo đất.

Nghiệm thức

N

(g/kg)

P

(g/kg)

K

(g/kg)

Ca

(g/kg)

Mg

(g/kg)

S

(g/kg)

Fe

(mg/kg)

Mn

(mg/kg)

Zn

(mg/kg)

Cu

(mg/kg)

Đối chứng 25.98 2.43b 12.15bc 8.26 2.76d 2.49 49.2 269.9ab 39.5c 11.7d
Ch.F 27.17 3.08a 2.25bc 7.23 3.15c 2.44 43.7 252.6ab 48.5ab 13.3cd
Ch.F+D 27.17 3.01a 112.18bc 7.74 3.62a 2.53 49.1 151.7c 51.7a 15.0bc
C 27.95 3.12a 12.08c 8.62 3.22bc 2.70 48.5 319.3a 41.7bc 16.8ab
Ch.F+C 29.80 3.00a 11.98c 8.48 3.48ab 2.56 50.3 210.9bc 54.0a 15.5bc
1/2Ch.F+C 28.23 3.24a 12.52ab 8.20 2.84d 2.41 45.8 197.7bc 51.7a 18.9a
1/2Ch.F+C+D 28.97 3.05a 12.92a 8.68 3.43abc 2.30 49.8 228.2abc 30.7d 16.4b
F-test Ns * ** ** ** n s n s * ** **
C.V.(%) 7.75 8.56 9.88 12.46 4.86 12.74 6.41 21.23 9.57 8.30

ns = Khác biệt không đáng kể về giá trị trung bình giữa các nghiệm thức (p> 0,05); * = Khác biệt đáng kể về giá trị trung bình giữa các nghiệm thức (p <0,05); ** = Khác biệt đáng kể về giá trị trung bình giữa các nghiệm thức (p <0,01); Các chữ cái khác nhau trong cột cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình giữa các nghiệm thức bằng DMRT (p <0,05).

N, K và Ca trong nhựa cao su giữa các nghiệm thức không khác biệt đáng kể. Có xu hướng tăng N cao hơn trong nhựa cao su sau khi cải tạo đất so với nghiệm thức đối chứng, nhưng không có Ca và Mg. Việc ứng dụng dolomite cho thấy Ca và Mg thấp trong nhựa cao su. P trong nhựa cao su sau khi cải tạo đất cao hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng. Các nhà nghiên cứu khác tìm thấy N và P trong nhựa cao hơn bằng cách tăng lượng sử dụng cũng như các giá trị Mg và Ca cao hơn (Kangpisa darn và cộng sự, 1999). Nồng độ sắt trong nghiệm thức phân bón hoá học thấp hơn so với các nghiệm thức khác. Không tìm thấy ảnh hưởng của các nghiệm thức đối với các nguyên tố vi lượng khác trong nhựa (Bảng 4).

Bảng 4. Chất dinh dưỡng thực vật trong cao su khô sau 2 năm cải tạo đất.

Nghiệm thức

N

(g/kg)

P

(g/kg)

K

(g/kg)

M

(g/kg)

Ca

(mg/kg)

Fe

(mg/kg)

Mn

(mg/kg)

Zn

(mg/kg)

Cu

(mg/kg)

Đối chứng 5.06 1.94b 4.65 1.40 48.38b 58.96abc 20.85a 22.14bc 18.77a
Ch.F 5.18 2.21a 4.71 1.34 36.88c 52.55c 17.95a 17.51c 16.16b
Ch.F+D 5.54 2.26a 4.67 1.18 26.29d 54.86bc 18.17a 29.33a 16.45b
C 5.09 2.47a 4.92 1.32 46.51b 62.54ab 20.69a 24.17b 18.62a
Ch.F+C 5.09 2.33a 4.45 1.35 32.08cd 57.66abc 17.61ab 17.60c 15.85b
1/2Ch.F+C 5.21 2.35a 4.53 1.26 56.58a 63.60a 14.41bc 23.26b 10.90c
1/2Ch.F+C+D 5.21 2.29a 4.56 1.03 31.38cd 60.28ab 13.35c 22.61b 8.42d
F-test n s * n s n s ** * ** ** **
C.V.(%) 7.71 6.54 4.81 19.46 11.12 6.50 10.63 11.38 5.91

ns = Khác biệt không đáng kể về giá trị trung bình giữa các nghiệm thức (p> 0,05); * = Khác biệt đáng kể về giá trị trung bình giữa các nghiệm thức (p <0,05); ** = Khác biệt đáng kể về giá trị trung bình giữa các nghiệm thức (p <0,01); Các chữ cái khác nhau trong cột cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình giữa các nghiệm thức bằng DMRT (p <0,05).

 

Issariyaporn Damrongrak, Jumpen Onthong và Chairatna Nilnond

 

745088